BÀI GIẢNG THÁNH LỄ GIÁNG SINH 2022
CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

 

Vatican City, Dec 24, 2022 / 13:00 pm

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

Điều gì của đời sống chúng ta vẫn tiếp tục được nói đến trong đêm nay? Hai ngàn năm sau Chúa Giêsu giáng trần, sau nhiều Lễ Giáng Sinh với những trang hoàng và quà cáp, sau nhiều tiêu xài tốn kém đã bao quanh mầu nhiệm chúng ta cử hành, một điều nguy hiểm. Chúng ta biết nhiều về  Giáng Sinh, nhưng chúng ta đã quên ý nghĩa đích thực của nó. Vì thế, chúng ta cần tái khám phá ý nghĩa Giáng Sinh như thế nào? Trước hết, chúng ta có thể tìm ra ý nghĩa ấy ở đâu? Trong Thánh Kinh, ngày hạ sinh của Chúa Giêsu đã được viết một cách đầy đủ cho mục đích này: để nắm lấy tay chúng ta và dẫn chúng ta đến nơi Thiên Chúa muốn chúng ta tới. 

Nó bắt đầu với tình trạng không giống như của riêng chúng ta: mọi người đều di chuyển một cách vội vã, sẵn sàng cho một biến cố quan trọng, một cuộc kiểm tra dân số lớn, mà đã được chuẩn bị rất nhiều. Trong ý nghĩa này, bầu không khí cũng giống như việc chúng ta cử hành Lễ Giáng Sinh. Đúng vậy, Thánh Kinh không làm gì với bối cảnh trần thế; nó chuyển hướng một cách mau chóng cái nhìn của chúng ta đến một cái gì khác, mà được cho là quan trọng hơn. Một chi tiết nhỏ và không quan trọng nhưng được lưu ý đến ba lần; có liên quan đến những hình ảnh trọng tâm của biến cố giáng trần. Đầu tiên, Maria đặt Giêsu trong “máng cỏ” (Lk 2:7); tiếp đến các thiên thần nói với các mục đồng về “một con trẻ bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ” (v.12); và sau cùng, các mục đồng, những người tìm thấy “con trẻ nằm trong máng cỏ” (v.16). Để tái khám phá ý nghĩa của Giáng Sinh, chúng ta cần nhìn vào máng cỏ. Đúng vậy, đó là lý do tại sao máng cỏ trở nên rất quan trọng? Bởi vì nó là dấu chỉ, và không phải cơ hội, việc Chúa Kitô đến trong thế giới này. Nó công bố Ngài đến như thế nào. Nó là cách thức Thiên Chúa sinh ra trong lịch sử, nhờ đó, lịch sử có thể được tái sinh. Và rồi điều gì nữa Chúa nói với chúng ta? Qua máng cỏ, Ngài nói với chúng ta ít nhất ba điều:  sự gần gũi, nghèo khó, và cụ thể.

Sự gần gũi. Máng cỏ dùng như cái để nuôi, để cho phép thực phẩm có thể được ăn một cách mau chóng. Bằng cách thức này, nó có thể tiêu biểu của một tình huống về con người chúng ta: sự đói khát của chúng ta về tiêu thụ. Trong khi đàn vật được nuôi dưỡng trong những cái chuồng của chúng, đàn ông và đàn bà trong thế giới chúng ta, trong sự đói khát giầu sang và quyền lực, hủy diệt ngay cả những người láng giềng của mình, ngay cả anh và chị em mình. Đã có bao nhiêu cuộc chiến chúng ta đã chứng kiến! Và ở bao nhiêu nơi, ngay cả hôm nay, phẩm tính và tự do bị đối xử với sự khinh bỉ! Và luôn luôn, những nạn nhân chính của sự đói khát này là những người yếu kém và dễ bị tổn hại. Lễ Giáng Sinh này nữa, như trong trường hợp của Chúa Giêsu, một thế giới đói khát tiền bạc, đói khát quyền bính, và đói khát hưởng thụ đã không có chỗ cho những kẻ bé mọn. Có quá nhiều trẻ em không được sinh ra, các trẻ em nghèo đói và bị bỏ quên. Tôi nghĩ đến tất cả những trẻ em bị tiêu diệt bởi chiến tranh, nghèo đói, và bất công. Vâng, chính các em là những nơi mà Chúa Giêsu tìm đến, một hài nhi trong máng cỏ bị chối bỏ và bị coi thường. Trong Ngài, Hài Nhi của Belem, mỗi một trẻ em hiện diện. Và chúng ta được mời gọi để nhìn vào sự sống, các nền chính trị và lịch sử qua mắt của các trẻ thơ.     

Trong máng cỏ của sự từ chối và phiền muộn, Thiên Chúa tự mình hiện thân. Ngài đến đó bởi vì ở đó chúng ta nhìn vào những vấn đề của con người chúng ta: vô cảm được sản sinh bởi ham muốn  vội vàng để chiếm hữu và tàn phá. Ở đó, trong máng cỏ, Chúa Kitô đã sinh ra, và ở đó chúng ta khám phá sự gần gũi của Ngài với chúng ta. Ngài xuống đó, để trở nên một máng nuôi súc vật, để trở nên lương thực cho chúng ta. Thiên Chúa không phải là người cha sát hại cái mình, nhưng là Người Cha, Đấng trong Chúa Giêsu cho chúng ta trở nên con Ngài và nuôi dưỡng chúng ta bằng tình yêu dịu dàng của Ngài. Ngài đến để động chạm vào trái tim chúng ta, và nói với chúng ta rằng tình yêu là sức mạnh duy nhất có thể thay thế cục diện lịch sử. Ngài không ở xa và cao cả, nhưng đến gần với chúng ta trong khiêm hạ; lìa bỏ ngai trời, Ngài để mình được đặt trong một máng cỏ.   

Anh chị em thân mến, đêm nay, Thiên Chúa đang kéo chúng ta gần lại với Ngài, bởi vì chúng ta quan trọng đối với Ngài. Từ máng cỏ, như lương thực cho đời sống của chúng ta, Ngài nói với chúng ta: “Nếu các con cảm thấy bị hủy diệt bởi những biến cố, nếu chúng con bị nuốt sống, bị đốt cháy bởi một ý tưởng tội lỗi và bất công. Nếu chúng con đói khát công lý, Cha, Thiên Chúa của các con, Cha đang ở với các con. Cha biết các con đang cảm thấy gì, vì Cha đã kinh nghiệm nó từ nơi máng cỏ. Cha biết các con yếu đuối, những vấp ngã của các con, và lịch sự đời các con. Cha đã sinh ra để nói với các con rằng Cha, luôn luôn gần gũi và ở với các con”. Máng cỏ của Lễ Giáng Sinh, tín hiệu đầu tiên của Hài Nhi thánh, nói với chúng ta rằng Thiên Chúa ở với chúng ta, Ngài yêu chúng ta và kiếm tìm chúng ta. Vì thế hãy tin tưởng! Đừng để mình bị chi phối bởi sợ hãi, từ chối hoặc thất vọng. Thiên Chúa đã sinh ra trong máng cỏ để chúng ta có thể tái sinh trong nơi mà ở đó chúng ta nghĩ chúng ta đạt đến điểm thấp nhất. Ở đó không còn sự dữ, không còn tội lỗi, từ đó, Chúa Giêsu không cần phải cứu độ chúng ta. Và Ngài có thể. Lễ Giáng Sinh có nghĩa là Thiên Chúa gần gũi với chúng ta; hãy tin tưởng để được tái sinh! 

Máng cỏ Belem không chỉ nói với chúng ta về sự gần gũi, nhưng còn nói về sự nghèo đói. Chung quanh máng cỏ là những gì nhỏ bé: cỏ rơm, một vài con vật, đều nhỏ bé. Người ta được ấm áp trong nhà trọ, nhưng ở đây trong hang bò lừa chỉ có sự lạnh giá. Đúng vậy, đó là nơi mà Chúa Giêsu đã sinh ra. Máng cỏ nhắc nhở chúng ta rằng Ngài không có gì chung quanh ngoài trừ tình yêu: Maria, Giuse và các mục đồng; tất cả đều nghèo hèn, được nối kết bằng tình cảm và ngưỡng mộ, không phải bằng sự giầu sang và những cung kính trọng vọng. Vì thế, sự nghèo khó của máng cỏ chỉ cho chúng ta ở đó sự giầu có thật trong cuộc đời được tìm thấy: không phải bằng tiền bạc và chức quyền, nhưng bằng tình thân và những con người. 

Và con người đầu tiên, giầu có nhất, là chính Chúa Giêsu. Vâng, chúng ta có muốn đứng bên cạnh Ngài không? Chúng ta có muốn tiến đến lại gần Ngài không? Chúng ta có yêu mến sự khó nghèo của Ngài không? Hay chúng ta thích được thu mình cách thoải mái trong sự vui thú và những quan tâm của chính mình? Trên tất cả, chúng ta đến thăm viếng Ngài nơi Ngài được tìm thấy, đó là một máng cỏ nghèo hèn của thế giới chúng ta? Vì đó là nơi mà Ngài hiện diện. Chúng ta được gọi là một Giáo Hội, mà nó tôn thờ một Giêsu, Đấng nghèo và để phục vụ Ngài trong người nghèo. Như một vị thánh giám mục đã có lần nói: “Giáo Hội nâng đỡ và chúc lành những nỗ lực để thay đổi các cấu trúc của bất công, và đặt nó với một điều kiện: rằng sự thay đổi xã hội đó, nền kinh tế đó, và chính trị đó thật sự phúc lợi cho người nghèo” (O.A. ROMERO, Pastoral Message for the New Year, 1 January 1980). Đúng vậy, nó không dễ dàng để thoát ra ngoài sự ấm áp thích thú của vật chất thế giới để ôm lấy vẻ đẹp toàn diện của hang Belem, nhưng chúng ta nên nhớ rằng không có Lễ Giáng Sinh thật sự mà không có người nghèo. Không có người nghèo, chúng ta có thể cử hành Lễ Giáng Sinh, nhưng không phải là Giáng Sinh của Chúa Giêsu. Anh chị em thân mến, ở lễ Giáng Sinh mà Thiên Chúa nghèo: bác ái được tái sinh!    

Giờ đây chúng ta bước sang điểm cuối: máng cỏ nói với chúng ta về cái gì là cụ thể, rõ ràng. Thật ra, một hài nhi nằm trong máng cỏ cho chúng ta một hình ảnh mà nó đang đánh động, ngay cả  còn nguyên vẹn. Nó nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa thật sự trở thành nhục thể. Và kết quả là, tất cả mọi lý thuyết của chúng ta, những tư tưởng tốt đẹp của chúng ta và những cảm tình sốt sắng của chúng ta không bao giờ đủ. Chúa Giêsu đã sinh ra nghèo khó, sống nghèo khó, và chết nghèo khó. Ngài không nói nhiều về nghèo khó khi sống khó nghèo, để cuối cùng, vì chúng ta. Từ máng cỏ đến thập tự giá, tình yêu Ngài đối với chúng ta luôn luôn rõ ràng, cụ thể. Từ khi sinh ra đến lúc chết, người con của bác phó mộc đã ôm lấy câu gỗ sần sùi, cứng rắn của sự hiện hữu của chúng ta. Ngài không chỉ yêu chúng ta bằng lời, Ngài yêu chúng ta với hành động nghiêm túc!     

Tóm lại, Chúa Giêsu không chỉ hài lòng với sự xuất hiện của Ngài. Ngài, Đấng mang lấy thân xác chúng ta còn mong muốn hơn nữa ngoài những điểm chú ý tốt đẹp. Ngài, Đấng sinh ra trong máng cỏ, đòi hỏi một đức tin mạnh mẽ, làm nên sự tôn thờ và đức bác ái, không bằng những lời rỗng tuếch và tư tưởng vô nghĩa. Ngài, Đấng được đặt trần trụi trong máng cỏ và treo trần truồng trên thập giá, hỏi chúng ta về sự thật. Ngài đòi hỏi chúng ta bước đi trong sự thật trần trụi của vật chất, và hãy bước vào máng cỏ tất cả sự xin lỗi của chúng ta, sự công chính và giả hình của chúng ta. Một cách nhẹ nhàng được bọc trong những tấm vải bởi Mẹ Maria, Ngài muốn chúng ta hãy mặc bằng tình yêu. Thiên Chúa không muốn vẻ bề ngoài, nhưng là những gì thực tế. Ước gì chúng ta không để Lễ Giáng Sinh năm nay qua đi mà không làm một việc thiện nào, hỡi anh chị em. Vì hôm nay là ngày cử hành ngày hạ sinh của Ngài, chúng ta hãy dâng Ngài những tặng vật mà Ngài ưa thích! Trong Lễ Giáng Sinh, Thiên Chúa là thực tại: trong danh Ngài, chúng ta hãy giúp đỡ một niềm hy vọng nhỏ nhoi được sinh một lần nữa trong những người đang cảm thấy vô vọng!    

Lạt Chúa Giêsu, chúng con nhìn ngắm Chúa nằm trong máng cỏ. Chúng con nhìn thấy Chúa gần kề, ngay như sát bên: Chúng con cảm tạ Chúa! Chúng con nhìn Chúa như người nghèo, để dạy chúng con rằng sự giầu có thật không ở trong vật chất nhưng ở trong những con người, và trên hết là những người nghèo: Xin hãy tha thứ cho chúng con, nếu chúng con không nhận ra và phục vụ Chúa trong họ. Chúng con nhìn Chúa như thực tại, bởi vời tình yêu Chúa đối với chúng con là hữu hình. Xin giúp chúng con biết hy sinh bản thân và cuộc đời mình vì đức tin của chúng con. Amen.

___________

Nguồn: https://www.catholicnewsagency.com › news › full-text...